Kiểm tra nhiễm độc thủy ngân như thế nào?

Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng (Ảnh: Trí thức trẻ)

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân và cách điều trị

Biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn

Danh sách các loại cá và thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất

Những nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân và cách xử lý

Thủy ngân có ở đâu?

Thực tế, thủy ngân là một loại kim loại nặng xuất hiện tự nhiên trong môi trường. Nó cũng được sử dụng trong một loạt các sản phẩm công nghiệp, từ nhiệt kế đến công tắc đèn. Có một số dạng thủy ngân, tất cả đều có thể gây độc cho con người và gây độc ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Ví dụ, hít phải không khí chứa thủy ngân sẽ độc hại và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn là nuốt phải thủy ngân ở dạng lỏng. Bởi lẽ, cơ thể hấp thụ rất ít loại thủy ngân này trong đường tiêu hóa.

Vụ cháy Kho của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội) tối ngày 28/8 (Ảnh: Tiền Phong)

Tuy nhiên, ruột lại có thể dễ dàng hấp thụ một loại thủy ngân khác gọi là methyl thủy ngân. Khi gây ô nhiễm không khí, loại thủy ngân độc hại này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua da. Nó cũng thường được tìm thấy trong các loại cá và hải sản.

Bên cạnh đó, còn một loại khác là ethyl thủy ngân hay thimerosal được sử dụng làm chất bảo quản trong một số loại vaccine. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy chúng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Hơn nữa, cơ thể con người có thể loại bỏ loại thủy ngân này nhanh hơn methy thủy ngân.

Tóm lại, thủy ngân có thể được tìm thấy trong: Không khí, nguồn nước, thực phẩm, khu công nghiệp, đất, trám răng bằng amalgam, nhiệt kế, bóng đèn, thuốc lá và khói thuốc lá, sơn cũ và pin.

Ngộ độc thủy ngân

Khi được tích tụ quá nhiều trong cơ thể, thủy ngân có thể gây độc hại, dẫn tới một loạt các triệu chứng ngộ độc thủy ngân, như: Mệt mỏi, trầm cảm, đờ đẫn, đau đầu, ho, đau tức hoặc cảm giác nóng rát ở ngực, khó thở, viêm mô phổi, thay đổi hành vi như cáu kỉnh hoặc dễ bị kích động, thiếu tập trung, vấn đề trí nhớ, ngứa ran, mất cảm giác…

Kiểm tra mức thủy ngân

Các bác sỹ có thể sử dụng một số xét nghiệm để kiểm tra mức độ thủy ngân có trong cơ thể bạn:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho biết bạn có tiếp xúc với thủy ngân trong vài ngày qua hay không. Nồng độ một số loại thủy ngân trong máu sẽ giảm nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày.

Xét nghiệm nước tiểu: Trong khoảng thời gian vài tháng, mức độ thủy ngân trong nước tiểu cũng giảm.

Xét nghiệm tóc: Xét nghiệm này có thể cho thấy dấu hiệu tiếp xúc với thủy ngân thời gian dài.

Dựa trên thời gian tiếp xúc và các triệu chứng của từng cá nhân, bác sỹ sẽ xác định bệnh nhân nên áp dụng xét nghiệm nào.

Nồng độ thủy ngân trong máu từ 0 đến 9 nanogram/ml (ng/mL) là bình thường và không gây lo ngại. Từ 10 đến 15ng/mL cho thấy phơi nhiễm nhẹ. Tuy nhiên nếu nồng độ thủy ngân vượt quá 50ng/mL đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đã tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân hữu cơ.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp